Khi nhắc đến văn hóa Hàn Quốc, bên cạnh nền ẩm thực tinh tế, K-pop bùng nổ hay những bộ phim nổi tiếng toàn cầu, chắc chắn không thể không kể đến Hanbok Hàn Quốc – bộ trang phục truyền thống đầy tính nghệ thuật, là niềm tự hào lâu đời của người dân xứ sở kim chi.
Hanbok không chỉ đơn thuần là quần áo, mà còn là biểu tượng cho lịch sử, thẩm mỹ, triết lý sống sâu sắc và tinh thần dân tộc Hàn Quốc. Trong bài viết này, cùng Tour Trần Lê khám phá lịch sử phát triển, giá trị văn hóa, cũng như những trải nghiệm độc đáo khi khoác lên mình bộ Hanbok Hàn Quốc thanh lịch, tinh tế!
Hanbok Hàn Quốc là gì?
Hanbok (한복) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, thường được mặc trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, đám cưới, ngày kỷ niệm hay các lễ hội truyền thống.
Cấu trúc cơ bản của Hanbok Hàn Quốc bao gồm:
- Jeogori (저고리): Áo ngắn phần thân trên.
- Chima (치마): Váy dài dành cho nữ giới.
- Baji (바지): Quần rộng dành cho nam giới.
Điểm nổi bật của Hanbok chính là thiết kế mềm mại, không ôm sát cơ thể, giúp người mặc di chuyển nhẹ nhàng, tôn vinh vẻ đẹp thanh thoát và trang trọng. Dù ngày nay Hanbok không còn được mặc hàng ngày, nhưng nó vẫn giữ vai trò thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Hàn, đồng thời ngày càng thu hút sự yêu mến từ du khách quốc tế.
Lịch sử và ý nghĩa của Hanbok – Trang phục truyền thống của Hàn Quốc
1. Nguồn gốc ra đời
Hanbok có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ thời kỳ Tam Quốc (Goguryeo, Baekje và Silla). Trong suốt chiều dài lịch sử, Hanbok không ngừng phát triển, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ triết lý Nho giáo và sự giao thoa văn hóa với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Hoa. Hanbok Hàn Quốc không chỉ phản ánh vị thế xã hội, đẳng cấp, giới tính mà còn thể hiện những chuẩn mực đạo đức và giá trị thẩm mỹ của từng thời đại.
2. Các giai đoạn phát triển của Hanbok
– Thời kỳ Goguryeo (37 TCN – 668 SCN):
Trang phục đơn giản, thực dụng, chịu ảnh hưởng từ đời sống du mục.
– Thời kỳ Silla thống nhất (676 – 935):
Bắt đầu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nhà Đường (Trung Quốc). Xuất hiện áo ngoài Durumagi cổ tròn, tay áo rộng và váy dài tầng tầng lớp lớp.
– Triều đại Goryeo (918 – 1392):
Phong cách trang phục trở nên tinh tế hơn, chịu ảnh hưởng từ văn hóa Mông Cổ. Váy chima ngắn lại, áo jeogori cũng gọn hơn với điểm nhấn là nơ thắt ngực.
– Triều đại Joseon (1392 – 1897):
Hanbok đạt đến đỉnh cao phát triển. Thiết kế phân biệt rõ ràng giữa nam – nữ, tầng lớp xã hội và các dịp sử dụng. Phụ nữ mặc nhiều lớp váy để tạo vẻ đẹp phồng lộng lẫy, nam giới mặc quần baji rộng và áo khoác dài durumagi.
– Thời hiện đại:
Xuất hiện dòng Hanbok hiện đại, đơn giản hơn, ứng dụng cao hơn nhưng vẫn giữ tinh thần truyền thống.
3. Ý nghĩa văn hóa sâu sắc
Đối với người Hàn Quốc, Hanbok Hàn Quốc không chỉ là quần áo mà còn là sợi dây kết nối thiêng liêng với tổ tiên, với lịch sử và cội nguồn văn hóa.
Mỗi khi khoác lên mình bộ Hanbok, người Hàn như được sống lại những giá trị đẹp đẽ nhất của dân tộc mình.
Màu sắc luôn là yếu tố có vai trò quan trọng trong thiết kế Hanbok. Từng màu sắc sẽ mang ý nghĩa khác nhau:
- Hanbok đỏ: Sự may mắn và giàu có.
- Màu xanh lam: Điềm tĩnh và hi vọng.
- Màu vàng: Trung tâm và đất.
- Màu trắng: Sự tinh khiết và hòa bình.
Ngoài ra, hoa văn trên áo cũng đa dạng. Các bông hoa, động vật hay thiên thể… Chúng không chỉ là chi tiết trang trí mà còn có ý nghĩa sâu sắc, thường là trường thọ, hòa hợp hay thịnh vượng…
Dịch vụ xin visa Hàn Quốc của VisaTranle: https://visatranle.com/visa-han-quoc/
Tour Hàn Quốc trọn gói của TourTranle: Tour Hàn Quốc
Đặc điểm nổi bật của Hanbok Hàn Quốc
1. Cấu tạo trang phục
- Jeogori: Áo khoác ngắn phần thân trên, có thiết kế dây buộc tinh tế.
- Chima: Váy dài cho nữ, xòe nhẹ nhàng từ eo cao xuống.
- Baji: Quần rộng, thoải mái cho nam giới.
- Durumagi: Áo khoác ngoài dài, mặc thêm trong mùa đông hoặc dịp lễ trang trọng.
2. Chất liệu vải Hanbok
Hanbok truyền thống được may từ các chất liệu tự nhiên như lụa tơ tằm, vải gai, bông cao cấp, thể hiện rõ sự phân biệt giai cấp trong xã hội xưa:
- Quý tộc dùng lụa tơ cao cấp.
- Dân thường mặc vải bông.
- Mùa đông thêm lớp lót bông dày hoặc lông thú để giữ ấm.
Ngày nay, Hanbok hiện đại sử dụng thêm nhiều chất liệu mới, thoải mái hơn như cotton, polyester pha lụa… để dễ ứng dụng hơn trong cuộc sống.
3. Kiểu dáng truyền thống
Hanbok Hàn Quốc thiết kế theo nguyên tắc cân bằng và đối xứng, tập trung vào:
- Tỉ lệ hài hòa giữa phần trên và dưới.
- Đường cắt may tối giản, tinh tế.
- Họa tiết, màu sắc mang ý nghĩa tốt lành (như trường thọ, hạnh phúc, bình an).
Đối với phụ nữ, Hanbok tạo dáng phồng từ eo xuống, tôn vinh nét nữ tính dịu dàng. Với nam giới, Hanbok thể hiện sự vững vàng, mạnh mẽ.
Thiết kế của Trang phục Truyền thống Hàn Quốc
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các hình ảnh trang phục truyền thống Hàn Quốc trên mạng internet để xem và phân tích thiết kế của trang phục này. Hanbok bao gồm một số thành phần chính, phân chia theo nam giới và nữ giới như:
- Đối với phụ nữ: Áo jeogori (áo khoác ngắn) và chima (váy).
- Đối với nam giới: Áo jeogori và baji (quần).
Vẻ đẹp của trang phục truyền thống ở Hàn Quốc nằm ở những đường nét thiết kế thanh lịch cùng những tone màu rực rỡ. Từng chi tiết đường may, thêu hoa văn hay các sắc thái đều có ý nghĩa tượng trưng. Các ý nghĩa thường thấy nhất là thiên nhiên như hoa lá; hay những hình vẽ thể hiện ước muốn về hạnh phúc và may mắn…
Hanbok truyền thống thường được may từ vải lụa, gai dầu hoặc bông cotton. Thiết kế rộng rãi, giúp bước đi thêm thanh thoát, uyển chuyển theo từng cử động của người mặc.
Sự khác biệt của Hanbok cho nam và nữ
Dù nhìn thiết kế có đôi nét tương đồng nhưng chi tiết thì Hanbok nam và nữ cũng có sự khác biệt rõ ràng:
Hanbok nữ
- Thường nhiều màu sắc và hoa văn hơn
- Chima là phần váy rộng và eo cao
- Jeogori – áo khoác ngắn hơn và ôm sát
Hanbok nam
- Thường có màu sắc trầm hơn
- Baji là quần ống rộng và buộc ở mắt cá chân
- Jeogori dài hơn phiên bản của nữ
Thông qua những điểm khác biệt này có thể thấy rõ được vai trò và sở thích thẩm mỹ truyền thống trong xã hội Hàn Quốc.
Phân biệt các loại áo Hanbok Hàn Quốc
Hanbok cho phụ nữ
Kiểu dáng ban đầu của Chogori dài tới hông và được thắt lại ở phần eo. Đến cuối triều Joseon (1392-1910) kiểu áo này chỉ dài tới khuỷu tay với phần vạt áo trước phủ trước ngực. Dongchong là phần viền giúp làm nổi bật cổ của người phụ nữ. Giống như kiểu dáng của nam, dongchong được buộc ngang phần ngực. Chima là váy có hình chữ nhật hoặc hình ống với phần đai xếp nếp. Nó được thắt ở phía trên ngực với dải băng dài. Kiểu váy này che phủ kín cơ thể, do đó che giấu được dáng người của phụ nữ. Điều này là do ảnh hưởng của xã hội Nho giáo.
Hanbok cho trẻ em
Trang phục Hanbok cho trẻ bao gồm áo vét dài màu xanh (cheonbok) mặc ra ngoài áo durumangi và đi kèm với mũ đen có dải sau. Những từ ngữ và biểu tượng liên quan đến đứa trẻ sẽ được thêu lên trên vải. Ban đầu, trang phục này chỉ dành cho con trai của tầng lớp quý tộc (yangban). Về sau, trang phục này được dùng cho mọi tầng lớp và cho cả các bé gái nhưng kiểu may lại khác nhau.
Hanbok cho nam giới
Áo trên của Hanbok cho nam giới thường dài hơn của nữ, có thể kéo dài xuống tận eo hoặc thấp hơn. Giống Hanbok cho nữ, Hanbok cho nam cũng có một dải băng thắt ở trước ngực.
Quần Baji ban đầu có ống hẹp để thuận tiện cho việc cưỡi ngựa và săn bắn. Tuy nhiên, khi nghề nông phát triển thì ống quần trở nên rộng hơn để phù hợp cho việc đồng áng. Quần ống rộng cũng khiến cho người mặc thoải mái hơn khi ngồi trên sàn thay vì quần ống hẹp. Ngày nay, Hanbok được các nhà thiết kế chú trọng và cách tân luôn tạo nên vẻ đẹp thanh tao, sang trọng và quyến rũ cho người phụ nữ.
Phụ kiện đi kèm khi mặc Hanbok Hàn Quốc
Phụ kiện đi kèm Hanbok không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho bộ trang phục truyền thống của Hàn Quốc mà còn thể hiện sự tinh tế và phong cách cá nhân. Dưới đây là một số phụ kiện phổ biến đi kèm Hanbok:
Samo: Một loại mũ độc đáo, thường kết hợp với Dalleyong (áo choàng), là một phần của trang phục hàng ngày cho các quan chức.
Gat: Mũ truyền thống cho nam giới trong triều đại Joseon, thường được quan chức đeo kèm với po (áo choàng) khi rời khỏi nhà.
Bokgeon: Mũ nam giới khác trong triều đại Joseon, cũng thường đi kèm với po (áo choàng) khi đi ra ngoài.
Nambawi: Mũ đeo cả nam và nữ trong mùa đông, bảo vệ trán, cổ và tai. Nambawi còn được gọi là pungdaengi.
Jokduri: Vương miện dành cho phụ nữ, thường đeo khi mặc wonsam (áo choàng dài của cô dâu trong ngày cưới).
Jobawi: Nón với phần đỉnh mở rộng, giữ ấm tai và thường được làm bằng lụa đen với dây tua trang trí.
Hwagwan: Một loại vương miện được trang trí với họa tiết cánh bướm, hạt ngũ sắc và chỉ vàng dành cho phụ nữ.
Gulle: Mũ dành cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, được trang trí cẩn thận để giữ ấm, thường là lụa đen vào mùa đông và lụa ngũ sắc vào mùa xuân và mùa thu.
Ayam: Mũ dành cho phụ nữ trong mùa đông, không che phủ tai như Jobawi và đôi khi được lót bằng lông thú.
Dwikkoji: Phụ kiện phụ nữ trong triều đại Joseon, được gắn vào bím tóc.
Các dịp quan trọng mặc Hanbok Hàn Quốc
Ngày nay, Hanbok vẫn là trang phục không thể thiếu trong những dịp trọng đại:
- Seollal (Tết Nguyên Đán)
- Chuseok (Tết Trung Thu)
- Đám cưới, lễ đính hôn
- Sinh nhật đầu tiên của trẻ em (Dol)
- Sinh nhật 60 tuổi (Hwangap)
- Các nghi thức tôn giáo, tang lễ
Ngoài ra, du khách quốc tế khi tới Hàn Quốc cũng rất thích thuê Hanbok để chụp ảnh tại các cung điện cổ kính như Gyeongbokgung, Changdeokgung, tạo nên những trải nghiệm khó quên.
Hanbok hiện đại – Cầu nối truyền thống và thời trang đương đại
Sự xuất hiện của Hanbok hiện đại (Modern Hanbok) đã giúp đưa trang phục truyền thống này đến gần hơn với giới trẻ:
- Kiểu dáng tối giản hơn, dễ mặc.
- Kết hợp hoa văn truyền thống với phong cách hiện đại.
- Chất liệu vải nhẹ, dễ giặt giũ, dễ di chuyển.
- Phù hợp mặc đi chơi, đi học hoặc trong các lễ hội nhẹ nhàng.
Nhờ sự đổi mới này, Hanbok không chỉ xuất hiện trong các lễ nghi truyền thống mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang trên thế giới.
Biểu tượng văn hóa Hàn Quốc với quốc tế
Hanbok ngày nay chiếm được cảm tình của nhiều người trên khắp thế giới. Nó đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu, thường xuất hiện trong:
- Phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc.
- Các buổi trình diễn thời trang quốc tế.
- Triển lãm văn hóa.
- Quảng bá du lịch.
Với sự xuất hiện dày đặc và rộng rãi này, Hanbok đã giúp tuyên truyền văn hóa của xứ Kim Chi, góp phần vào sự quan tâm ngày càng tăng với văn hóa hàn Quốc khắp toàn thế giới.
Trải nghiệm mặc Hanbok Hàn Quốc khi du lịch
Nếu có dịp đến Seoul hay các thành phố cổ như Jeonju, Gyeongju, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thuê Hanbok và tham gia các trải nghiệm như:
- Tham quan các cung điện cổ trong Hanbok (được miễn phí vé vào cửa ở nhiều nơi).
- Chụp ảnh lưu niệm tại làng cổ Bukchon Hanok Village.
- Tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống.
Một bộ Hanbok được lựa chọn phù hợp với vóc dáng và màu sắc yêu thích chắc chắn sẽ khiến chuyến du lịch Hàn Quốc của bạn thêm phần đáng nhớ!
TourTranle – Chắp Cánh Ước Mơ Du Lịch
📞Hotline: 033 660 5690
📩Email: info@tourtranle.com
🌐Fanpage: Trần Lê – Tour & Visa
✅Địa chỉ: Khu đô thị Nam Thanh, Ngõ 2 Phố Nguyễn Thị Duệ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.